Xin chào mọi người. Đây là vlog đầu tiên mình làm một cách nghiêm túc, mà thực ra mình cũng chưa bao . giờ làm vlog. Trong vlog này, mình sẽ kể về câu chuyện cũng như kinh nghiệm phỏng vấn vào vị trí . lập trình viên ở một công ty tại Singapore. Đâ
Xin chào mọi người. Đây là vlog đầu tiên mình làm một cách nghiêm túc, mà thực ra mình cũng chưa bao . giờ làm vlog. Trong vlog này, mình sẽ kể về câu chuyện cũng như kinh nghiệm phỏng vấn vào vị trí . lập trình viên ở một công ty tại Singapore. Đây là những cái bước mình sẽ chuẩn bị trước khi mình đi . vào quy trình phỏng vấn của họ. Đầu tiên, mình cần xem thử mình có thực sự muốn làm cho công ty đó . hay không rồi mới tìm hiểu thông tin về công ty đó. Thứ hai là tìm hiểu những kiến thức cần cho vị . trí mà mình sẽ nộp đơn vào. Cụ thể ở đây là những kiến thức về lập trình, những kiến thức về công . nghệ mà họ cần. Thứ ba là tiếng Anh giao tiếp. Mình có may mắn là trước khi làm công ty này, . mình có làm trong một công ty ở Việt Nam và có một sếp là người Chile. Mình cũng có làm việc.
Với các đồng nghiệp ở Nauy nên mình có cơ hội được thực hành tiếng Anh giao tiếp nhiều. Đó là . một điểm lợi thế trước khi mình vào công ty.Thứ tư là biết cách viết email. Điều này rất là quan . trọng nha các bạn. Tại vì mình cũng giao tiếp qua email nhiều nên mình phải biết cách viết lịch sự, . tôn trọng người đọc và vừa đủ ý, không quá dài, không quá ngắn. Vấn đề này trên mạng có rất nhiều, . mình nghĩ nó không khó để được một cái email chuẩn. Thứ năm là mạng internet ổn định vì đối . với bản thân mình, mình phải phỏng vấn qua mạng cho nên là phải có mạng internet ổn định. Còn nếu . bạn phỏng vấn trực tiếp thì quá tốt rồi. Sau khi mình đã trao đổi với họ, mình đã nộp CV cho họ và . họ đồng ý phỏng vấn mình. Đây là vòng đầu tiên. Mình sẽ có một cái video khác nói về việc chuẩn . bị CV một cách chi tiết hơn. Bây giờ mình làm vòng 1. Đây là vòng giới thiệu bản thân và kể.
Về cái sự hiểu biết của mình về công ty. Trong vòng 1 này, mình sẽ kể về kinh nghiệm của mình . khi làm cùng cái vị trí đó ở những công ty trước vì nó có liên quan tới các yêu cầu của công việc . mà mình sẽ làm ở công ty này. Nó càng liên quan càng tốt. Tiếp theo, mình sẽ nói về kiến thức của . mình về công ty mình đang nộp vào. Chẳng hạn như mình nói về kiến thức mình biết về công ty mình . là họ sản xuất phân bón trên toàn thế giới và họ đồng thời cũng sản xuất những cái sản phẩm khác . hỗ trợ cho cây trồng, cho ngành nông và cái tầm nhìn của công ty. Thật lòng mà nói thì thời điểm . đó mình chưa tìm hiểu sâu tới mức đó. Mình chỉ nói cái mình biết khi mà mình vào trang web của công . ty đọc các thông tin tổng quan và mình nói thôi. Tiếp theo là mình phải hỏi cái cổng thông tin để.
Chuẩn bị cho vòng thứ 2, những thông tin mà họ có thể cung cấp được. Họ sẽ không bao giờ cung . cấp những thông tin như là có câu hỏi như thế nào hay là làm sao để qua được. Vòng thứ 2 khi mình đi . phỏng vấn là làm những bài test online. Đối với mình là làm lập trình thì chắc chắn là họ sẽ . làm sao để họ có thể kiểm tra được trình độ của mình. Những lời khuyên của họ dành cho mình khi . làm cái online này là nên làm dứt điểm câu nào làm xong câu đó. Bài test của mình là họ cho hai tiếng . bốn câu thì trung bình một câu là 15 phút. Bắt đầu mình cũng nhảy vào mình xem câu nào dễ nhất thì . mình làm. Mình bắt đầu với một câu Frontend, làm HTML, CSS. Tiếp theo là mình làm cái câu liên quan . tới là mình lấy dữ liệu từ một cái API có sẵn trên mạng. Lấy dữ liệu về rồi sắp xếp theo tên,.
Lập theo một cái category nào đó. Nói chung cũng dễ. Hai câu sau thì nó liên quan tới cái phần dữ . liệu và giải thuật thì đối với những câu này nói chung sẽ khó. Mình sẽ phải ôn tập trước. . Mình cũng có ôn tập và cũng có làm được một câu. Nói chung mình làm được 3 câu trọn vẹn, . câu 4 thì đang làm dở chừng. Sau đó mình email lại nói mình làm xong rồi nè, hãy cho mình biết . kết quả và nếu mình đậu thì làm sao, hãy cho mình những thông tin của phần tiếp theo để mình chuẩn . bị. Vòng 3 là tiếp tục kiểm tra về trình độ. Khác với vòng 2, vòng 3 gần như là face to face, . nghĩa là mình vừa làm vừa sẽ có một người tập trung giám sát. Từng dòng code của mình sẽ có . người hỏi xem tại sao mình làm như vậy. Đó là lần đầu tiên mình làm bài test mà có người ngồi xem và . hỏi han như vậy nên mình rất là run. Sau khi mình làm xong, mình nghĩ lại là mình nên xem cái người.
Phỏng vấn mình như là đồng nghiệp thì khi đó mình có thể dễ dàng trao đổi với họ hơn những cái thắc . mắc của mình trong quá trình làm bài test. Ví dụ như là mình có được lên mạng search hay không, . vì mình search họ sẽ biết (họ đang quay màn hình của mình); mình có được làm cái này làm cái . kia hay không; rồi những cái ý tưởng của mình cho các bài toán mà họ đang cho mình làm là gì. Thật . sự là vòng 3 này mình làm chưa tốt, không phải là sai một trăm phần trăm nhưng mà mình không có hoàn . thành bài test của mình và mình cũng run nữa. Rồi sau đó thì mình có hỏi trực tiếp họ là mình có khả . năng đậu hay không. Họ nói là tôi không biết, tôi chỉ có nhiệm vụ phỏng vấn bạn ở vòng 3 này thôi. . Cái kết quả thì họ sẽ dành cho những người quản lý quyết định. Họ cũng gợi ý là bây giờ bạn làm.
Chưa xong thì bạn cố gắng làm cho xong đi rồi bạn gửi mail lại cho tôi và cc cho người quản lý luôn. . Sau đó mình ngồi làm ngay và làm rất là hoàn hảo và mình gửi lại đồng thời cũng nói những cái mong . muốn của mình. Mình tiếp tục hỏi những thông tin cho vòng 4. Sang vòng 4 thì người quản lý của mình . hiện tại hỏi mình những câu hỏi về kỹ thuật. Vòng 2 là phỏng vấn . online về kỹ thuật. Vòng 3 là phỏng vấn trực tiếp, gọi video call. Vòng 4 cũng là phỏng vấn trực tiếp . nhưng mà không có mã code gì hết, mình chỉ trả lời những câu hỏi xung quanh cái vị trí của mình. . Kinh nghiệm của mình trong cái vòng 4 này là mình phải trả lời thành thật. Thành thật ở đây . không có nghĩa là là nói dối thì nó sẽ có lợi gì cho mình. Tại vì mình thấy nếu mà mình nói dối ở . vòng này hay nói thêm nói bớt thì chỉ có hại cho mình thôi. Nó hại ở chỗ là khi mà mình nói dối.
Hay nói thêm nói bớt là mình không có biết cái câu trả lời nó đúng hay không. Khi mà nó đã không đúng . rồi thì họ sẽ hỏi xoáy vào cái đó, mình đã không biết mà còn bị hỏi xoáy vô cái phần nói dối là . chết. Thật ra là trong vòng 4, mình cũng có nói về 1 kiến thức mà mình không nắm chắc lắm, nên khi bị . sếp hỏi đúng vô chỗ đó là mình đơ. Sau đó mình rất là sợ nhưng may làm sao là các câu trả lời trước . của mình vẫn đúng nên phần nhỏ đó không bị đánh giá kđến mức làm cho mình bị loại. Ở vòng 4 này, . cũng sẽ hỏi mình có feedback gì về công ty hay không. Vì không hẳn chỉ là họ phỏng vấn mình, . mà mình đôi khi cũng phải phỏng vấn ngược lại họ để xem những cái kiến thức, những cái công nghệ, . những cái họ đang dùng có tốt hay không. Ví dụ như là cái công nghệ họ đang làm rất là chán,.
Rất là lỗi thời. Mặc dù là công ty thật tốt nhưng mà nếu cái công nghệ của họ xưa và lỗi thời thì . khi mình vô làm sẽ bị lụt nghề. Cho nên việc mình tìm hiểu về cái công nghệ công ty đang dùng rất . là quan trọng. Đó là một vòng 4, khi vòng 4 xong thì mình hỏi tiếp theo là làm gì. Mình không nhớ . là họ trả lời như thế nào nhưng mà nói chung là tiếp theo nếu mà mình đã được họ duyệt về . khả năng và kinh nghiệm của mình rồi, họ sẽ cho mình tới giai đoạn thỏa thuận lương. Tới đây là . vui một phần rồi, đứng ngồi không yên kiểucũng muốn ăn mừng rồi đó. Nói về lương thì tất nhiên . là mình sẽ không bao giờ muốn bị hớ đúng không. Mình có làm một việc là mình tìm hiểu về lương . bình quân ở Singapore là bao nhiêu, thứ hai nữa là lương bình quân cho vị trí mình đang làm là . bao nhiêu để mình không bị hớ và mình có một cái cớ để mình nói chuyện với họ. Đồng thời khi.
Mà người quản lý (người làm trong phần lương bổng) cũng nói mình có thể đề xuất mức lương . mà mình mong muốn. Họ cũng gợi ý luôn là nó nên đi kèm với những cái thông tin vì sao mình muốn . mức lương đó và mức lương đó cũng không nên quá cao tới mức vô lý. Và sau đó mình trả lời email, . mình trích dẫn cái mức lương trung bình này mình thấy ở Singapore như thế này, mình thấy vị trí của . mình ở Singapore như thế này cho nên mình muốn một mức lương cũng như thế này. Điều quan trọng thứ . 2 bắt buộc phải hỏi về mức lương net và mức lương gross. Net là mức lương sau khi mà mình trả thuế, . những cái thứ linh tinh khác, là mức lương mà mình có thể dùng được trong tháng. Gross là lương mình . chưa trả thuế hay bảo hiểm. Ở Việt Nam thì nó là lương mà bạn có thể thỏa thuận lúc bắt đầu nhưng.
Ở Singapore thì họ không có lương net, họ chỉ có lương gross thôi cho nên nếu mình muốn mức lương . net là 1.000 đô thì phải tính làm sao mà sau khi đã trả thuế xong thì mình còn 1.000 đô để xài. Sau . khi thỏa thuận lương xong thì mình cũng run. Không phải rung đùi mà là run lẩy bẩy, vì không biết . nếu họ không đồng ý họ họ có thỏa thuận lại không hay họ hủy luôn. Run vì đây là lần đầu thỏa thuận . lương ở nước ngoài. Mừng là họ quay lại trả lời, họ đồng ý với mức lương thấp hơn mức mình đưa . ra một chút nhưng mà mình cũng đã tính trước là mình đã đưa mức lương cao lên một chút để khi mà . họ đè xuống là vừa đúng mức mình muốn. Rất may mắn là nó vừa đủ luôn. Đây là những cái kinh nghiệm . khi mà mình phỏng vấn.Hiện tại mình làm ở công ty này được hơn 6 tháng. Chắc là video sau mình.
https://youtu.be/RBiWEt54lIkXin chào mọi người. Đây là vlog đầu tiên mình làm một cách nghiêm túc, mà thực ra mình cũng chưa bao . giờ làm vlog. Trong vlog này, mình sẽ kể về câu chuyện cũng như kinh nghiệm phỏng vấn vào vị trí . lập trình viên ở một công ty tại Singapore. Đâ