Cách trả lời phỏng vấn vào công ty Nhật Bản và du học Nhật Bản | Phần 3

Posted by

Tôi là Sasaki Giám đốc Công ty Cổ phần Nghiêm Khắc C. Hôm nay cảm ơn bạn đã đến đây. Sau đây tôi sẽ bắt đầu phỏng vấn. Hãy cho tôi biết lý do bạn học tiếng Nhật. Hãy giới thiệu về gia đình bạn và nghề nghiệp của họ? Tính cách của bạn như thế nào? Xin

Tôi là Sasaki Giám đốc Công ty Cổ phần Nghiêm Khắc C. Hôm nay cảm ơn bạn đã đến đây. Sau đây tôi sẽ bắt đầu phỏng vấn. Hãy cho tôi biết lý do bạn học tiếng Nhật. Hãy giới thiệu về gia đình bạn và nghề nghiệp của họ? Tính cách của bạn như thế nào? Xin chào các bạn! Đã đến giờ học của Kênh hội thoại tiếng Nhật Sasapi Sensei. Chủ đề hôm nay như sau Chủ đề lần trước nội dung hơi khó, chủ yếu là làm việc tại Nhật Bản và phỏng vấn chuyển việc, còn lần này nội dung sẽ dễ hơn một chút. Tôi sẽ hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn dành cho người mới tốt nghiệp và phỏng vấn trường tiếng Nhật. “Vâng, từ thời nhỏ tôi đã có hứng thú với truyện tranh của Nhật Bản.

Tôi muốn biết rõ hơn về văn hóa đó nên tôi đã bắt đầu học tiếng Nhật.” “Vâng, ở Việt Nam có rất nhiều hàng Nhật như xe máy Honda, gia vị Ajinomoto. Đó là những sản phẩm rất tốt, tôi muốn tận mắt nhìn công nghệ cao của Nhật Bản nên đã quyết định đến Nhật và bắt đầu học tiếng Nhật.” Thay vì những nội dung mơ hồ kiểu như “Vì Nhật Bản là đất nước tuyệt vời” “Vì tôi muốn nắm bắt cơ hội”, điểm quan trọng là nói cụ thể rằng “Tôi có hứng thú với”, “Tôi muốn làm …”. Câu trả lời ② cũng có thể dùng làm “Động cơ muốn đến Nhật”. Vâng, gia đình tôi có 5 người gồm bố mẹ, anh, em gái. Bố tôi 50 tuổi, mẹ 49 tuổi, cả hai đều làm nông nghiệp, anh trai tôi 28 tuổi làm kỹ sư, em gái tôi 20 tuổi là sinh viên.

Khi giới thiệu về gia đình, tốt nhất nên học thuộc lòng các cụm từ. Ngoài ra, không phân biệt ai vai vế cao hơn, nhưng nên nói theo trình tự nam → nữ thay vì nữ → nam, như vậy suôn sẻ hơn theo phong cách người Nhật. Không phải trình tự mẹ → bố mà là bố → mẹ không phải chị gái → anh mà là anh → chị gái. Ngoài ra, ví dụ khi nói “Gia đình tôi có 5 người”, “Arimasu” là từ dùng cho vật, còn “Imasu” nếu chuyển thành “orimasu” thì có thể sử dụng nhưng hơi thiếu tự nhiên, vì thế các bạn hãy nhớ cách diễn đạt “5 nin kazoku desu ” “Vâng, điều tôi cố gắng thời sinh viên là học tập để gia tăng kiến thức và có ích cho công việc sau khi tốt nghiệp.

Có rất nhiều thứ tôi không hiểu nhưng tôi vừa hỏi thầy cô giáo, vừa tìm hiểu trên mạng và nỗ lực mỗi ngày. Kết quả là tôi đã đạt được điểm A ở tất cả các môn học chính”. “Vâng, điều tôi đã cố gắng thời sinh viên là làm thêm ở Nhà hàng Nhật Bản từ khi là sinh viên đại học năm 1. Ban đầu có rất nhiều việc tôi không làm được, nhưng tôi đã hợp tác với các thành viên khác và giải quyết được. Đồng thời với luyện khả năng hội thoại tiếng Nhật, tôi đã học được cách quan tâm đến khách hàng, và tầm quan trọng của việc hợp tác với đồng nghiệp, nhờ vậy hiện giờ tôi có được mối quan hệ suôn sẻ với mọi người ở mọi nơi”.

Ở câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ đánh giá khi gặp khó khăn bạn đã giải quyết như thế nào. Điều quan trọng là bạn phải nói cả “tôi đã nỗ lực., kết quả như thế này…”. Ngoài ra, thay vì nói nhiều điều nên tóm 1 hoặc 2 điều. Câu trả lời ① dành cho các bạn phỏng vấn đi học, câu trả lời ② dành cho phỏng vấn làm thêm. “Vâng, tôi là người cởi mở, hướng ngoại có có trách nhiệm. Lý do là tôi có thể tươi cười tiếp xúc với cả những người mới gặp lần đầu mà không có chút trở ngại nào. Ngoài ra, vì tôi có tính cách nếu không làm mọi việc được giao đến cuối thì không thấy nhẹ nhõm”. Điểm quan trọng của câu trả lời này là cần thống nhất giữa vẻ bề ngoài của bản thân và điều mình đang nói.

Nếu rõ ràng phỏng vấn không có chút sức sống nào nhưng lại nói “tôi là người cởi mở, hướng ngoại” thì cũng khó tin. Hơn nữa, cố gắng nói theo hướng tích cực. Nếu nói “tôi là người ít nói”, “tôi là người nhút nhát” thì ấn tượng sẽ giảm, vì vậy hãy cố gắng nói những điều tích cực. Ngoài ra, ở Việt Nam tôi thường nghe được câu trả lời là “tôi là người lạc quan ” “tôi là người nóng tính”, đối với người Nhật những câu trả lời này sẽ mang lại ấn tượng khá tiêu cực nên các bạn hãy chú ý nhé. Vâng, bạn bè xung quanh nói tính cách tôi cởi mở, có thể nói chuyện với bất kỳ ai, và chăm chỉ không bỏ cuộc cho đến cuối cùng.” Điểm quan trọng của câu trả lời này là phải nói chuẩn và thống nhất với nội dung mình tự đánh giá”.

Nếu bạn bè nói mình là “ít nói và bình tĩnh”, nhưng bản thân tự đánh giá là “cởi mở, hướng ngoại” thì đâu là sự thực? Ngoài ra như vậy sẽ bị đánh giá là chưa tự đánh giá bản thân được vì vậy hãy cố gắng khớp với nhau. Nội dung câu hỏi lần này rất đơn giản phải không? Chính vì đơn giản nên nếu trả lời lồng được tinh thần, cảm xúc vào sẽ gây ấn tượng tốt cho đối phương và tạo được sự khác biệt với người khác. Tôi vẫn luôn nói điều này, phỏng vấn là nơi mà chúng ta thể hiện “Tôi có thể làm được điều này cho công ty ”, vì vậy các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và thích thú với nó! Cảm ơn các bạn đã xem đến cuối.

https://www.youtube.com/watch?v=QJVWdj75cpY
https://youtu.be/QJVWdj75cpYTôi là Sasaki Giám đốc Công ty Cổ phần Nghiêm Khắc C. Hôm nay cảm ơn bạn đã đến đây. Sau đây tôi sẽ bắt đầu phỏng vấn. Hãy cho tôi biết lý do bạn học tiếng Nhật. Hãy giới thiệu về gia đình bạn và nghề nghiệp của họ? Tính cách của bạn như thế nào? Xin