Cách trả lời phỏng vấn vào công ty Nhật Bản | Phần 2

Posted by

Tôi là Sasaki Giám đốc Công ty Cổ phần Khó Tính C. Hôm nay cảm ơn bạn đã đến đây. Sau đây tôi sẽ bắt đầu phỏng vấn. Hãy cho biết lý do bạn chọn công ty chúng tôi! Sau khi vào công ty, bạn có thể làm được gì ở công ty chúng tôi. Hãy cho biết tầm nhìn sa

Tôi là Sasaki Giám đốc Công ty Cổ phần Khó Tính C. Hôm nay cảm ơn bạn đã đến đây. Sau đây tôi sẽ bắt đầu phỏng vấn. Hãy cho biết lý do bạn chọn công ty chúng tôi! Sau khi vào công ty, bạn có thể làm được gì ở công ty chúng tôi. Hãy cho biết tầm nhìn sau 5 năm, 10 năm tới của bạn và quy trình của nó. Xin chào các bạn! Đã đến giờ học của Kênh hội thoại tiếng Nhật Sasapi Sensei. Chủ đề hôm nay như sau Vâng, lần trước tôi đã làm 5 câu trả lời mẫu cho câu hỏi phỏng vấn, còn lần này tôi đã tổng hợp những câu chưa làm lần trước và bổ sung những câu hỏi hay gặp để hướng dẫn các bạn. Vâng, sở trường của em gồm 3 điểm “hướng ngoại, có tinh thần hợp tác và suy nghĩ tích cực”.

Nói đến chuyện ở công ty cũ, có một dự án mà nếu chỉ bộ phận của em thôi sẽ không thể thực hiện được. Cũng có thành viên định bỏ cuộc, nhưng em lấy tinh thần “Mình làm được!” làm tiền đề, em đã suy nghĩ rất nhiều và đã thành công trong việc làm chung với các bộ phận khác mà em còn chưa từng nói chuyện. Khi đó, em đã tự mình phát huy được tinh thần hợp tác vượt qua giới hạn trong bộ phận. Từ kinh nghiệm đó có thể thấy sở trường của em gồm 3 điểm hướng ngoại, có tinh thần hợp tác và suy nghĩ tích cực. Điểm quan trọng của câu trả lời này là phân tích được một cách chính xác, khách quan về bản thân, đồng thời tạo ra được câu chuyện có nội dung chân thực hơn bằng cách đưa tình tiết vào câu chuyện.

Ngoài ra, còn có một số câu trả lời hay như “Tôi được mọi người xung quanh nói như vậy” và “Tôi muốn trở thành người như vậy nên tôi đang nỗ lực”. Quan trọng là khiến cho phía công ty hình dung được người này là người như thế nào? Có thể làm được gì? Vâng, điểm yếu của em là suy nghĩ quá nhiều, em lắng nghe ý kiến của mọi người quá nhiều dẫn đến không quyết đoán. Liên quan đến tình tiết em nói lúc nãy cũng vậy, ở giai đoạn đầy em đã quá lắng nghe nhiều ý kiến và không đẩy nhanh tiến độ được. Từ kinh nghiệm đó, em rút ra là cần lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh, nhưng phải có chính kiến vững vàng.

Ví dụ, khi bán sản phẩm thì “Đặt mình vào quan điểm của khách hàng” hay “Ưu tiên khối lượng bán hàng” Hiện tại em đang làm điều này, nhờ vậy điểm yếu của em đã được giảm thiểu đáng kể. Các bạn có biết điểm mấu chốt của câu trả lời này không? Đó là điểm mạnh và điểm yếu có liên kết với nhau. Hơn nữa, nếu nó có liên kết với nhau sẽ tạo ra tính nhất quán cho lời nói và tăng tính chân thực hơn. Đôi khi tôi thấy một số bạn nói điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố kỹ thuật kiểu như: “Điểm mạnh của em là hát hay” “Điểm yếu của em là đá bóng kém”. Đây không phải điểm mạnh, điểm yếu mà là phạm vi “Sở thích/Khả năng đặc biệt”.

Các bạn đừng nhầm lẫn nhé! Vâng, em học chuyên ngành marketing ở đại học, sau khi tốt nghiệp em đã có kinh nghiệm làm sales. Sau khi xem phiếu tuyển dụng của Quý công ty, em thấy mình có thể thử sức với cả sales và marketing nên em đã ứng tuyển lần này. Hơn nữa, em bị thu hút mạnh mẽ với nội dung ghi trên Homepage công ty là “Công ty nơi ý kiến của nhân viên trẻ được phản ánh bất kể tuổi tác”. Em muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để làm công ty tốt hơn. Công ty giống nhau thì có rất nhiều. Điểm mấu chốt của câu trả lời này là bằng cách đưa ra được “Phần mà công ty khác không có” và lấy nó làm động cơ đã thể hiện được mạnh mẽ ý muốn vào công ty.

Dù là người xuất sắc đến đâu, nhưng nếu phía công ty đánh giá là “Không phù hợp với văn hóa công ty” thì cũng khó đỗ, vì thế quan trọng là trước khi nhận tham gia phỏng vấn các bạn hãy tìm hiểu trước trên Homepage xem công ty đó có bầu không khí như thế nào? Vâng. Không phải em có gì bất mãn với công việc trước. Do nội dung công việc chính là sales, vì thế em đã quyết định nghỉ việc để thử sức với cả marketing là chuyên môn của em. Điểm mấu chốt của câu trả lời này như sau. Khi nói lý do nghỉ việc, quan trọng là nêu được tinh thần muốn phát triển bản thân, muốn thử sức với những việc mà ở công ty trước mình không được làm.

Trái lại, đây là những câu trả lời không tốt Vì lương thấp; (2) Vì mối quan hệ với mọi người không tốt Đối với Vì lương thấp. Nếu nói như vậy thường hay bị nghĩ rằng “Liệu người này có lại nghỉ ngay không?” Đối với Vì mối quan hệ với mọi người không tốt. Câu trả lời này rất nguy hiểm. Có khả năng phía công ty sẽ nghĩ rằng “nguyên nhân của việc mối quan hệ với mọi người không tốt là ở bạn?”. Tất nhiên cũng có thể lấy 2 lý do này làm lý do nghỉ việc. Tuy nhiên cần có chút công phu, vì vậy hẹn các bạn lần sau! Vâng. Sau khi vào công ty tôi muốn đi thăm nhiều khách hàng hơn, để thu thập nhiều ý kiến, và nỗ lực vào công việc marketing phân tích nhu cầu đó ở từng khu vực.

Ngoài ra, tôi muốn tham gia tích cực cả vào giao lưu trong công ty để thúc đẩy liên kết giữa các bộ phận. Điểm mấu chốt của câu trả lời này là ở chỗ tìm hiểu trước ở công ty đó có công việc mình muốn làm hay không và trả lời cụ thể tinh thần muốn làm đó. Trái lại, câu trả lời tôi nghĩ không tốt là “Tôi không có kinh nghiệm nên muốn được đào tạo”. Công ty không phải trường học. Đương nhiên ở giai đoạn đầu công ty sẽ đào tạo, vì thế bản thân câu nói “Hãy dạy cho tôi!” không phải là xấu, nhưng chỉ thế thôi thì không được. Nhìn từ quan điểm của công ty, họ sẽ nghĩ rằng “người này sẽ làm được gì cho công ty?”, vì vậy hãy cố gắng suy nghĩ cẩn thận và trả lời.

https://www.youtube.com/watch?v=w2jn6DPmWsQ
https://youtu.be/w2jn6DPmWsQTôi là Sasaki Giám đốc Công ty Cổ phần Khó Tính C. Hôm nay cảm ơn bạn đã đến đây. Sau đây tôi sẽ bắt đầu phỏng vấn. Hãy cho biết lý do bạn chọn công ty chúng tôi! Sau khi vào công ty, bạn có thể làm được gì ở công ty chúng tôi. Hãy cho biết tầm nhìn sa