Cách đây 2 năm trước cũng từ những chuyến đi như thế này. Mình đã bắt đầu chán chụp hình và chuyển qua quay phim. Những clip đầu tiên như thế này. Mắc rất nhiều lỗi đúng không? Vì lúc đó mình chưa biết quay phim như thế nào và mình cũng quên mất là phả
Cách đây 2 năm trước cũng từ những chuyến đi như thế này. Mình đã bắt đầu chán chụp hình và chuyển qua quay phim. Những clip đầu tiên như thế này. Mắc rất nhiều lỗi đúng không? Vì lúc đó mình chưa biết quay phim như thế nào và mình cũng quên mất là phải nghiên cứu trước khi mình bắt đầu một lĩnh vực hoàn toàn mới Có rất nhiều kiến thức và không biết cách chọn lọc nữa. Nếu như hôm nay bạn bắt đầu học quay phim, làm video. Thì bạn may mắn đó. Nhớ coi hết video này nhé. Điều đầu tiên: Tận dụng thiết bị đang có Bởi vì khi mình bắt đầu làm video thì cái gì mình cũng thiếu thốn. Đụng cái gì cũng không có.
Nhìn mấy anh chàng ngoài kia bắt đầu quay gái súng ống đầy đủ từ trong ra ngoài ý mình là thiết bị camera ý 😉 Nào là body, lens, gimbal chống rung, nhìn mà ham luôn. Đó là chưa kể có những người thiết bị đầy đủ nhưng quay ra sản phẩm thì lại rất chán, cũng không đẹp nữa. Thì mình lại cứ lăn tăn câu chuyện thiết bị, Tiền đi chơi với gái thì có nhưng tiền bỏ ra để mua thiết bị camera lại là chuyện khác Nghe đồn Sony quay đẹp, mà body của nó bèo cũng 20 triệu. Thêm ống kính cũng cỡ 10 triệu trở lên. Chưa kể mình không mua 1 ống mà sẽ mua nhiều ống kính khác nhau. Rồi thêm gimbal, Thiết bị đúng là 1 rào cản đối với những người mới bắt đầu làm phim.
Ban đầu khi mới học quay phim mình luôn có rất nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc, và nhiều điều khác vô tình cản trở niềm đam mê của mình. Mình nghĩ đơn giản thế này Mình cứ tận dụng tất cả những gì mình đang có. Và mình nghĩ điện thoại là cái đầu tiên mà hầu hết ai cũng có. Camera điện thoại bây giờ cũng rất xịn sò, được cải thiện rất nhiều. Có thể quay phim và làm được nhiều chiêu trò hay ho. Ý là smartphone chứ không phải điện thoại bàn đâu heng =]] Hãy thử bắt đầu bằng điện thoại. Bạn cứ thử! Để xem việc mình quay phim có dễ dàng, có truyền lại đam mê của mình hay không. Nếu giai đoạn đầu mình không đầu tư thiết bị nhiều mình chỉ mua 1 con GoPro 4 Silver cách đây 2 năm.
GoPro 4 Silver quay cũng không được đẹp so với GoPro 7, hoặc ActionCam bây giờ. Nhưng mình vẫn quay và làm ra những video khác nhau. Các bạn có thể xem link trong Description những sản phẩm giai đoạn đầu mình làm bằng GoPro. Sau khi mình tận dụng điện thoại, GoPro, hoặc các bạn có những máy chụp hình có chế độ quay phim thì hãy tận dụng. Khi mình đã thoải mái với thiết bị, đã hiểu làm phim như thế nào. Thì mình suy nghĩ đến việc đầu tư từng bước. từng bước. Tin mình đi! Vì đồ công nghệ giá nào cũng có, và nó rất dễ làm cho mình tốn tiền mua nhiều thiết bị. Nên đừng có chạy đua với công nghệ. cứ tận dụng những gì đang có.
Chỉ mua sắm những thiết bị nào mình thấy thật sự hữu ích nhất. Điều thứ 2: Học phần mềm dựng phim Phần mềm là công cụ chuyển hóa clip của mình thành 1 sản phẩm cụ thể. Nếu bạn biết quay phim, thậm chí quay đẹp nữa, mà bạn không biết edit video thì coi như nó không có ý nghĩa gì cả. Nếu biết cách edit video thì mình sẽ biết cách quay như thế nào để cho nó đẹp hơn, phù hợp với câu chuyện mình muốn thể hiện. Cũng giống như việc đi học vậy, phải học từ lớp 1, lớp 2, rồi mới đến lớp 12, lên đại học, đúng không nè! Học dựng phim cũng có những level từ từ đi lên, đừng bao giờ vội vàng. Khi thấy người khác làm được những hiệu ứng này nọ, thì mình sẽ bị suy nghĩ là “chiêu này ghê quá, làm sao mình làm được như vậy?” Mình vô tình tạo khó khăn cho mình.
Có rất nhiều phần mềm dựng phim. Mình chọn Premiere Pro CC. Bởi vì phần mềm này của hãng Adobe, mà mình là dân đồ họa. Nên những sản phẩm của hãng Adobe mình khá rành và hiểu được quy luật của phần mềm, cách làm việc, giao diện như thế nào. Nên mình làm quen với Premiere rất nhanh. Trong kênh của mình, mình cũng chia sẻ rất nhiều những hướng dẫn, những đoạn clip hậu kỳ làm bằng Premiere. Nếu các bạn mới bắt đầu, các bạn nên coi video này. Mình cũng để link trong description. Đây là video cơ bản về Premiere. Sau khi biết cắt ghép cơ bản, ghép nhạc, biết vài chiêu nhỏ nhỏ Thì hãy nghĩ đến chuyện thêm hiệu ứng, thêm chuyển cảnh, thêm này kia
Để cho video của mình sinh động hơn. Mình đang ở Galle Fort, một pháo đài cổ của người Bồ Đào Nha. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 16. Lúc đó người Bồ Đào Nha đã tìm thấy vùng đất này ở Sri Lanka và đã xây dựng pháo đài này. Trông như một phố cổ rất dễ thương, nhỏ nhỏ, xinh xắn. Sau Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh họ đã đến đây. Nên hầu như mang phong cách Châu Âu nhiều hơn kiểu Á Đông. Mình đi chơi mà mình vẫn làm hướng dẫn cho các bạn. Tối hôm qua đang ở khách sạn, tự dưng mình trăn trở 1 điều gì đó về làm phim. Và mình đã viết ra kịch bản cho ngày hôm nay. Mình mới viết tối qua, sáng nay đi chơi mình quay luôn.
Bây giờ là Điều thứ 3 mình muốn nói. Đó chính là hãy xem sản phẩm của người khác để học hỏi và truyền cảm hứng lại cho mình. Bởi vì nhân tài ngoài kia nhiều lắm, sản phẩm của họ rất đẹp, rất nhiều phim hay. Họ như là những người Thầy. Không có gì tuyệt vời hơn khi mình có những sản phẩm cụ thể học hỏi từ họ. Bởi vì khi xem những video của người ta mình sẽ thấy là Ồ sao cái này nó hay quá! Và mình rất thích cách quay, cách dựng phim, hiệu ứng như vậy. Mình sẽ cố gắng bắt chước. Thật ra điều này rất bình thường. Vì mình mới học mà, mình có quyền copy y chang 100% của họ. Bởi vì đó chính là bài tập.
Mình thực hành cái của người ta thường xuyên. Khi mình làm sẽ biết được những cái hay ho xung quanh vấn đề chính. Khi post lên Facebook, YouTube thì mình không khuyến khích copy 100%. Đầu tiên chỉ nên copy khoảng 90%, rồi giảm từ từ còn 70%, 50%, Cho đến 1 lúc nào đó bạn nhận ra rằng sản phẩm mình làm ra hoàn toàn do mình nghĩ ra, không hề có bóng dàng của bất kỳ ai trong đây cả. Bạn đã đi đúng hướng rồi đó. Một lý do nữa để xem video người khác đó là họ sẽ truyền cảm hứng cho mình rất nhiều. Đôi khi những sản phẩm đó gợi cho mình một ý tưởng nào đó. Khi xem 1 video hay, 1 thước phim đẹp, trong đầu mình sẽ nảy ra những ý tưởng, một nội dung hoặc 1 cái gì đó hay ho.
Khi bạn post video đó lên, sẽ có những lời khen, chê, khi có view, followers, thì lúc đó bạn biết rằng sản phẩm của mình ngày càng phải hoàn thiện hơn, tuyệt vời hơn. Đây là điều thứ 4 – cũng là điều cuối cùng. Luôn tiếp tục, đừng dừng lại. Đề tài như thế nào, nội dung gì, cách thể hiện ra sao đó luôn là những câu hỏi xảy ra trong đầu mình. Nếu mình không trả lời được những câu hỏi đó thì mình sẽ dễ chùn bước và bỏ cuộc. Việc đầu tiên mình nghĩ bản thân mình cũng vậy, mỗi ngày nên dành ra 1h – 2h để xem, nghiên cứu, thực hành, thực hành và thực hành, và chỉ có thực hành thì bạn mới hiểu được những điều người ta nói.
Có thể bạn đi học 1 ông thầy nào đó, 1 trường lớp dạy về làm phim. Nói thiệt là thầy nào nói cũng hay cả. Nhưng khi về nhà bạn sẽ quên sạch nếu bạn không thực hành. Điều còn lại trong bạn cũng chỉ là lý thuyết thôi. Cái lý thuyết đó có thể đúng hoặc sai vì bạn chưa kiểm chứng được. Và đó chính là vấn đề. Mình nghĩ kiến thức thiết thực và hiệu quả nhất chính là kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm có được là phải từ thực hành, từ thực tế bản thân mình mà ra. Ví dụ như mình cách đây 2 năm về trước mình cũng bắt đầu như các bạn thôi, cũng tự mày mò, tự học, tự làm những video đầu tiên. Chắc chắn những sản phẩm ban đầu lúc nào cũng dở, cũng tệ, có nhiều lời chê, thỉnh thoảng có người khen để động viên.
Tuy nhiên sau 1 thời gian mình cố gắng, mình không dừng lại. Mình cố gắng học hỏi, thực hành, mình làm nhiều video và các bạn có thể thấy được quá trình của mình như thế nào. Video của mình mỗi ngày tốt hơn, tốt hơn, tốt hơn nữa. Bây giờ mình cũng sẽ không dừng lại. Bây giờ mình có thể làm được những video hướng dẫn, chia sẻ lại kinh nghiệm của mình cho người khác. Đó không phải là một điều rất tuyệt hay sao? Và nếu như ngày hôm nay bạn quyết định làm video thì 1 năm sau hãy coi lại video này để xác nhận những gì mình nói hôm nay. Xin chào! Mình là Kọp Đinh Travel. Nhớ đăng ký kênh và bật chuông để theo dõi những clip tiếp theo nhé.
https://youtu.be/GQ5JqT3U4v4Cách đây 2 năm trước cũng từ những chuyến đi như thế này. Mình đã bắt đầu chán chụp hình và chuyển qua quay phim. Những clip đầu tiên như thế này. Mắc rất nhiều lỗi đúng không? Vì lúc đó mình chưa biết quay phim như thế nào và mình cũng quên mất là phả